Là người sống sót sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn năm 1989, cũng là người viết “Lời nói đầu” cho cuốn sách nổi tiếng “Chết bởi Trung Quốc” (Death By China) của tác giả Peter Navarro, ông Đường Bách Kiều chia sẻ suy nghĩ rằng, cuộc thỉnh nguyện ngày 25.4.1999 của hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc là quyền lợi công dân hợp pháp.
Ông Đường Bách Kiều cho biết, cách nhìn của ông đối với cuộc thỉnh nguyện “25.4” của người tập Pháp Luân Công năm 1999 vẫn luôn không thay đổi, tại xã hội dân chủ tự do thì đây là một cuộc thỉnh nguyện hợp lý, ở xã hội văn minh thì đó là một quyền lợi dân chủ hợp pháp. Tại các quốc gia dân chủ phương Tây, khi công dân tiến hành các hoạt động thỉnh nguyện, diễu hành và kháng nghị, thì khó tránh khỏi có hành vi quá khích, như trong quá trình ông Donald Trump tranh cử tổng thống Mỹ, những người ủng hộ ông Trump cũng đã từng bị công kích. Nhưng vào thời điểm năm 1999, sau khi những người tập Pháp Luân Công phải chịu những ủy khuất và đối đãi bất công đã tự phát đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, “họ không hề có bất cứ hành vi quá khích nào, ngay cả biểu ngữ cũng không có, không có hô khẩu hiệu”, khi họ rời đi, trên mặt đất thì ngay cả một tờ giấy, một cọng rác cũng chẳng còn. Nếu đem ra so sánh, thì sau khi những lưu học sinh thân Bắc Kinh tại Mỹ tham gia các hoạt động đón mừng các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến thăm Mỹ, thông qua băng hình chụp được bởi cơ quan truyền thông thì có thể thấy được rằng, họ để lại cả đống rác.
Năm 1999, ĐCSTQ vu tội cho những người tập Pháp Luân Công là “vây đánh Trung Nam Hải“, dẫn đến rất nhiều người Trung Quốc cho rằng Pháp Luân Công không đúng, đang làm loạn. Ông Đường Bách Kiều cho biết: “Mỗi lần tôi gặp phải những người cho rằng người tập Pháp Luân Công vây đánh Trung Nam Hải, tôi liền nói những người tập Pháp Luân Công đã vây đánh như thế nào thì người kia không trả lời được. Bởi vì cái chữ “đánh” này trước hết là hành vi bạo lực, là một cách làm không chính đáng. Vậy mà, những người tập Pháp Luân Công này ngay cả một viên đá, một tờ giấy cũng không ném về phía Trung Nam Hải, trong toàn bộ quá trình mít-tinh còn không có hô khẩu hiệu.”
Ông Đường Bách Kiều nói thêm, ở quốc gia dân chủ phương Tây, mít-tinh thỉnh nguyện hòa bình sẽ nhất định có hô lớn khẩu hiệu, cũng có biểu ngữ. Những người tập Pháp Luân Công ngay cả biểu ngữ cũng không có, do vậy cuộc thỉnh nguyện này là chính đáng; người tập Pháp Luân Công yêu cầu được luyện công tự do cũng là hợp lý.
Ngày 25.4.1999, hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công đến vùng xung quanh Trung Nam Hải Bắc Kinh, cụ thể là tới Văn phòng Trung ương ĐCSTQ, ban khiếu nại Văn phòng Chính phủ. Sự kiện này khi đó được BBC của Anh đưa tin là cuộc kháng nghị tập thể lớn nhất kể từ sự kiện Lục tứ (sinh viên biểu tình Thiên An Môn) năm 1989, cũng được Đài phát thanh Á Châu Tự Do nhận định rằng là lần thỉnh nguyện hòa bình lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Ngày 17.6.1996, bình luận viên của tờ Quang Minh Nhật báo công khai bôi nhọ Pháp Luân Công trên kênh truyền thông chính thức này của ĐCSTQ. Ngày 24.7 cùng năm, Cục Xuất bản Quốc gia của ĐCSTQ phát đi văn bản nội bộ, cấm chỉ xuất bản một trong 10 cuốn sách bán chạy nhất Bắc Kinh thời bấy giờ là cuốn “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công. Có thể tìm hiểu thêm Pháp Luân Công tại http://chanhkien.org. Đầu năm 1997, Bí thư Chính pháp Trung ương đương nhiệm La Cán chỉ thị công an điều tra toàn quốc nhằm tìm ra các tội chứng liên quan đến Pháp Luân Công. Sau khi điều tra, công an địa phương trên toàn quốc đều báo lên rằng “chưa phát hiện thấy vấn đề nào cả”.
Tháng 7.1998, một cơ quan của Bộ Công an ĐCSTQ đã đưa ra công văn số 555 “Thông tri liên quan đến vấn đề bắt đầu điều tra Pháp Luân Công“. Trong thông tri, đầu tiên là vu cho Pháp Luân Công là tà giáo, khiến cảnh sát các nơi đã xóa bỏ các điểm luyện công của Pháp Luân Công trên toàn quốc mà không có bất cứ bằng chứng nào, xâm phạm nhà dân và tịch thu tài sản một cách phi pháp. Nửa cuối năm 1998, ông Kiều Thạch và các cán bộ đã về hưu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc qua điều tra nghiên cứu, rút ra kết luận “Pháp Luân Công chỉ có trăm phần lợi với nước với dân mà không có một phần hại nào“, và còn trình báo cáo lên Bộ Chính trị ĐCSTQ do ông Giang Trạch Dân đứng đầu.
Ngày 11.4.1999, tại “Triển lãm Khoa học Kỹ thuật Thanh thiếu niên” Học viện Giáo dục Thiên Tân, ông Hà Tộ Hưu đã công khai phát biểu vu tội cho Pháp Luân Công. Từ ngày 18 đến 24.4, một bộ phận những người tập Pháp Luân Công đã đi phản ánh sự tình. Cục Công an Thiên Tân đã sử dụng cảnh sát chống bạo động vào ngày 23, 24 để đánh người đi phản ánh, bắt 45 người; và còn cho biết Bộ Công an có can thiệp vào việc này, chỉ có đi Bắc Kinh thỉnh nguyện mới giải quyết vấn đề. Sau khi nhận được chỉ dẫn, ngày 25.4.1999, hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công tập hợp tại Ban Khiếu nại Văn phòng Chính phủ ở gần Trung Nam Hải. Không có biểu ngữ, khẩu hiệu, trong toàn bộ quá trình thỉnh nguyện, những người này đứng yên lặng và hiền hòa.
Ngày 25.4.1999, buổi sáng khoảng 8h15 phút, Thủ tướng đương nhiệm Trung Quốc Chu Dung Cơ đi từ cổng chính của Quốc vụ viện (cửa Tây) bước ra giao lưu với người đi thỉnh nguyện. Đến buổi trưa, một số người tập Pháp Luân Công lần lượt hội đàm với những người có trách nhiệm của thành phố Thiên Tân, thành phố Bắc Kinh, Phòng Khiếu nại của Chính Phủ. Vào lúc chạng vạng tối, tất cả những người tập Pháp Luân Công ở Thiên Tân bị bắt giữ đều được thả. Khoảng sau 8h, tất cả người đi thỉnh nguyện giải tán.
Từ khóa: Phap Luan Cong. Có thể tìm hiểu thêm Phap Luan Cong tại http://chanhkien.org